Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực





Tôi được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một tín đồ Hồi Giáo. Sau những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên thế giới của hành tinh này qua bàn tay của những anh em hồi giáo của tôi, và sau quá nhiều hành vi bạo lực của những tín đồ hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới, tôi - một người hồi giáo và là một con người, cảm thấy có trách nhiệm nói lên và kể ra sự thật để bảo vệ cho thế giới, kể cả người hồi giáo, tránh khỏi một tai họa có thể thấy trước và một trận chiến giữa các nên văn minh.

Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện hành của hồi giáo kích động bạo lực và sự thù ghét đối với những người không phải là tín đồ hồi giáo.





Chúng ta, những người hồi giáo là những kẻ cần phải thay đổi.


Cho đến nay, chúng ta vẫn chấp nhận chế độ đa thê, sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông đánh đập người phụ nữ và sự tử hình đối với những người bỏ đạo hồi để qua các tôn giáo khác.

Chúng ta chưa từng bao giờ có được một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại quan niệm về nạn nô lệ hoặc chiến tranh, chống lại phương thức truyền bá đạo chúng ta bằng cách chế ngự những kẻ khác vào đạo hồi và buộc họ phải trả một loại thuế nhục nhã gọi là Jizia. Chúng ta đòi người khác phải tôn trọng tôn giáo của chúng ta, trong khi chúng ta lúc nào cũng chưởi lớn (bằng tiếng Ả Rập) những kẻ ngoại đạo trong những buổi cầu nguyện vào ngày thứ sáu trong các thánh thất hồi giáo.






Chúng ta phát ra thông điệp nào cho con cháu của chúng ta khi chúng ta gọi những người Do Thái là “đồ hậu sinh của loài heo khỉ” ? (dù rằng người Ả Rập và người Do Thái đều là hậu duệ của ông Abraham) ! Phải chăng đó là một thông điệp của tình thương và hòa bình, hay là một thông điệp của sự thù hận ?

Tôi đã từng đi vào nhà thờ và các hội đường ở đó họ đang cầu nguyện cho những người hồi giáo. Trong khi đó thì mọi lúc chúng ta đều nguyền rủa họ, và dạy cho những thế hệ con cháu chúng ta phải gọi họ là “bọn bất trung” và thù ghét họ.






Chúng ta lập tức nhảy cửng lên theo “phản xạ của đầu gối” một cách tự động để bào chữa cho Tiên Tri Mohammed khi có ai đó tố giác ông ta là kẻ thích ấu dâm trong khi chúng ta lại hãnh diện về câu chuyện trong sách đạo hồi của chúng ta kể rằng ông ấy đã cưới một bé gái bảy tuổi (tên là Aisha) làm vợ khi ông ta đã ngoài 50 tuổi.






Tôi cảm thấy buồn khi nói rằng nhiều người, nếu không phải là hầu hết chúng ta, đều hân hoan trong vui sướng sau vụ 9/11 và sau nhiều vụ tấn công khủng bố khác. Trước mặt truyền thông thì người Hồi giáo tố giác những vụ tấn công đó, nhưng chúng ta lại khoan dung cho những kẻ khủng bố hồi giáo đó và có thiện cảm với lý tưởng của họ. Đến nay thì những vị đỉnh cao “lừng danh” trong giáo quyền đã không hề ban bố một Fatwa hay là một thông báo tôn giáo nào để tuyên bố rằng Bin Laden là một tên lạc đạo, trong khi đó thì nhà văn Rushdie lại bị tuyên bố là tên lạc đạo cần phải giết chết chiếu theo luật Sharia của hồi giáo chỉ vì ông ta viết ra một cuốn sách chỉ trích đạo hồi.






Những người hồi giáo đã biểu tình để đòi quyền được đạo đức hơn là những gì họ đã có tại Pháp, biểu tình đó là để chống lại lịnh cấm choàng khăn trùm đầu Hejab, nhưng chúng ta đã không biểu tình với một niềm đam mê như thế đối với một số quá lớn những vụ ám sát khủng bố. Chính sự im lặng tuyệt đối của chúng ta đối với những kẻ khủng bố đã khiến chúng có thêm năng lực để tiếp tục thực hiện những hành vi xấu xa của chúng.
Chúng ta, những người hồi giáo phải chấm dứt mang cái nguyên nhân gây ra các khó khăn của chúng ta gán lên đầu người khác hoặc lên sự xung đột giữa Do Thái và Palestine. Đây là một vấn đề lương thiện khi xác nhận rằng nước Do Thái là ánh sáng duy nhất của sự dân chủ, của văn minh, của nhân quyền trong khối các quốc gia Trung Đông.








Chúng ta đã xua đuổi những người Do Thái ra khỏi hầu hết các xứ ả rập mà không chút bồi thường hoặc thương xót để biến họ thành những “người Do Thái vô quê hương” trong khi đó thì nước Do Thái đã chấp nhận cho hơn một triệu người ả rập được sống trong lòng của họ, xem họ như những công dân Do Thái để họ được hưởng đầy đủ quyền lợi của con người.






Ở nước Do Thái, những phụ nữ ả rập không thể bị đánh đập một cách hợp pháp bởi bọn đàn ông, và mọi người đều có thể thay đổi niềm tin của họ mà không sợ bị kết án tử hình bởi luật “lạc đạo” của hồi giáo, trong khi đó trong thế giới của hồi giáo, không một ai được hưởng một cái gì trong những quyền lợi đó.

Tôi đồng ý là những người dân Palestine đang đau khổ, nhưng họ đau khổ là vì những kẽ lãnh đạo của họ hư hỏng chứ không phải vì Do Thái.

Thật hiếm thấy những người Ả Rập đang sống tại Do Thái bỏ ra đi để về sống trong những nước ả rập. Ngược lại chúng tôi thấy hàng ngàn người dân Palestine vui sướng đi lao động tại nước Do Thái là “kẻ thù của họ”. Nếu nước Do Thái đối xử tàn tệ với người Ả Rập như có kẻ đã rêu rao, thì hẳn chúng ta sẽ thấy được một hiện tượng trái ngược lại.






Chúng ta, những người Hồi Giáo, cần phải gánh vác những nan đề của chúng ta và đối mặt với chúng. Chỉ có lúc đó chúng ta mới có thể giải quyết được vấn nạn để bắt đầu một kỷ nguyên mới sống trong hòa hợp với tình nhân loại của con người.

Những vị lãnh đạo tôn giáo phải chứng minh một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại việc đa thê, ấu dâm, nô lệ, kết án tử hình đối với những kẻ bỏ đạo Hồi qua các tôn giáo khác, họ phải kết án những sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông lên phụ nữ, và khuynh hướng tuyên chiến với những kẻ ngoại đạo để bành trướng Hồi Giáo.






Khi đó, và chỉ có khi đó thì chúng ta mới có quyền đòi hỏi những kẻ khác tôn trọng tôn giáo của chúng ta. Thời điểm đã đến để chúng ta chấm dứt sự giả đạo đức của chúng ta và công khai nói : “Chúng tôi, những người Hồi Giáo phải thay đổi.”







Tawfik Hamid



Tác giả bài viết dưới tiêu đề "Từ đáy lòng của một người Hồi giáo chân thực" là bác sĩ Tawfik Hamid, một nhà thông thái Ai cập với bằng cấp Y sĩ nội khoa và bằng Cao học tâm lý nhận thức và kỷ thuật giáo dục.


Không phải ngày nào chúng ta cũng có thể đọc một bài viết như thế với lời khuyên tỏa ra một tầm mức quan trọng lớn. Thế giới cần nhiếu người như ông ta, người đầy đủ can đảm để đối mặt với thực tế.

CHỦ NỢ TRUNG QUỐC - CON NỢ MỸ


 

“Nếu ngân hàng cho bạn vay 1.000 USD, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay 1 triệu USD, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng”. Điều này khiến chúng ta nghĩ đến con số 1.160 tỉ USD công trái của Chính phủ Mỹ mà Trung quốc đang nắm giữ.

Tại sao một nền kinh tế mới nổi như Trung quốc lại có thể cho một nước tư bản, lớn mạnh hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ vay với khoản tiền hàng ngàn tỉ USD? Các nhà phân tích tài chính quốc tế gọi đây là hiện tượng mất cân bằng trong nền kinh tế thế giới, xuất phát từ chủ trương của Chính phủ Trung quốc.
Hiện tượng đó được hình dung như sau: Người dân Trung quốc sản xuất thật nhiều hàng hóa với giá thật rẻ, vì lương nhân công của nước này rất thấp. Khối lượng hàng hóa ấy được xuất đi khắp thế giới và Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất, bởi người tiêu dùng ở Mỹ thì cứ thấy hàng gì rẻ là mua. Đây là thị trường lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ 10.000 tỉ USD một năm.
Tiền của người tiêu thụ Mỹ được chuyển về Trung quốc, nhưng Chính phủ Trung quốc không muốn đồng USD được tự do luân chuyển trong nước mình. Do muốn đồng nhân dân tệ có giá rẻ nên Trung quốc phải tìm cách huy động USD vào ngân hàng trung ương. Dùng tiền đó mua công trái Mỹ 
Dù lãi suất của công trái Mỹ không cao nhưng an toàn hơn cả so với các đồng tiền khác nhờ tiềm năng kinh tế của Mỹ rất lớn.
Thật ra thì không phải Trung quốc không thể đầu tư dự trữ ngoại hối của mình ở chỗ khác. Họ cũng bỏ tiền đầu tư vào các quỹ đầu tư nước ngoài, nhưng kết quả không được khả quan như mong đợi, còn đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên ở các nước thì gặp phải nhiều chống đối. Vì thế, mua công trái Mỹ là lựa chọn tốt nhất.
Những ngày gần đây, báo chí Trung quốc không ngớt lời đe dọa sẽ bán tháo những khoản công trái Hoa Kỳ mà họ đang nắm giữ và việc bán tháo này sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Thế nhưng ngày 9-8, đài CNN trong phóng sự “Những điều bí mật ẩn chứa đằng sau các khoản nợ” đã nêu câu chuyện về khoản nợ hơn 1,1 ngàn tỉ USD bằng trái phiếu chính phủ Mỹ và cho biết khoản nợ này trong thực tế chỉ bằng 8% tổng nợ của nước Mỹ. Chủ nợ chính chi phối Hoa Kỳ là người dân Mỹ và các công ty Mỹ chứ không phải Trung quốc .
Ngoài ra, bài phóng sự cũng cho thấy, nếu Trung quốc bán tháo trái phiếu Mỹ thì người gánh chịu hậu quả cũng chính là nền kinh tế của Trung quốc, vì hiện nay nền kinh tế của xứ này lệ thuộc vào đồng USD vì hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ quá nhiều. Mà vốn đàu tư ở Trung quốc do chính Trung quốc cho Mỹ vay
Cân nhắc thiệt hơn hay cuộc chơi cân não
Ngày 2-8 Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ đã đạt được đồng thuận nâng mức trần nợ công của nước này, nghĩa là chính phủ sẽ có thể vay thêm nợ dưới hình thức phát hành công trái.
Sự kiện nói trên đã phần nào ảnh hưởng đến uy tín của nền kinh tế số một thế giới, hậu quả là ngày 5-8, Công ty thẩm định tài chính Standard and Poor’s của Mỹ đã hạ điểm tín nhiệm về nợ của Hoa Kỳ từ hạng cao nhất là AAA xuống hạng AA+. Có thể xem đây là một biến cố, đã và đang gây chấn động trong dư luận và các thị trường tài chính toàn cầu.
Vốn là nước chủ nợ số một của Hoa Kỳ, lãnh đạo Trung quốc đã để các phương tiện truyền thông liên tục đả kích việc Mỹ gây bội chi ngân sách và đi vay quá nhiều. Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức Trung quốc nói rằng chính quyền Mỹ nên nhận thức những ngày vàng son của họ đã chấm dứt rồi (tức thời kỳ Mỹ dễ dàng vay nợ). Trung quốc khuyên Mỹ nên “cai bệnh ghiền nợ” và nhắc lại đề nghị thế giới nên có một đồng tiền dự trữ khác thay thế cho đôla Mỹ.
Nắm giữ trái phiếu của chính phủ Mỹ trị giá 1.160 tỉ USD, nếu muốn, Trung quốc có thể hoặc cứ giữ đó để nhận tiền lãi và chờ đến ngày đáo hạn thì được trả vốn, hoặc đem ra bán trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu Trung quốc đem nhiều công trái chính phủ Mỹ ra bán thì tất cả các giấy nợ của chính phủ Mỹ sẽ xuống giá ngay lập tức và hậu quả là chính Trung quốc sẽ mất tiền.
Điều quan trọng hơn là sau khi bán họ sẽ mang tiền đầu tư vào đâu khi mà hàng chục năm qua họ đổ tiền mua công trái của Mỹ vì không có chỗ đầu tư nào khác tốt hơn! Có người cho rằng, phát hành công trái như nước Mỹ không chừng sẽ đến lúc vỡ nợ, nhưng trong thực tế điều này khó xảy ra bởi chính phủ thà cắt bớt chi tiêu, chấp nhận khó khăn đổ lên người dân chứ không dám quỵt nợ, vì Hiến pháp Mỹ cấm điều này.
Công trái Mỹ vẫn là nơi an toàn
Theo nhận định của giới tài chính, trên thế giới khó tìm được nơi nào đầu tư an toàn bằng công trái của Mỹ. Điều này đã thấy rõ trong mấy tuần qua. Sau khi Công ty S&P hạ thấp điểm tín nhiệm của Hoa Kỳ, công trái Mỹ vẫn lên giá trên thị trường thế giới. Điều đó chứng tỏ có quá nhiều chủ nợ vẫn tiếp tục muốn cho con nợ là chính phủ Mỹ vay tiền! Hầu hết các quốc gia chủ nợ của Mỹ, từ Úc qua Âu qua Á hay châu Mỹ Latin đều nói rằng họ tiếp tục tín nhiệm thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, nghĩa là tiếp tục cho Mỹ vay sau khi Mỹ đã bị hạ điểm tín nhiệm.
Thông tin mới đây cho biết Chính phủ Mỹ lại vừa phát hành công trái để vay thêm 32 tỉ USD với thời hạn ba năm. Trong khi đó số tiền mà người ta đem tới sẵn sàng cho vay lên tới gần 100 tỉ, cao gấp ba lần số tiền Mỹ muốn vay.
Nguyên nhân là do lo ngại kinh tế thế giới trì trệ làm cho thị trường các cổ phiếu tụt giảm, nhiều người có dư tiền sau khi bán cổ phiếu. Sẵn tiền, họ lại đi tìm mua công trái Mỹ, vì vẫn thấy đó là nơi đầu tư an toàn nhất. Họ có đi mua vàng thì cũng bị thiệt, vì giá vàng đang tăng cao kỷ lục và hứa hẹn còn lên nữa. Ngay cả Chính phủ Trung quốc cũng khó tìm đâu ra nơi “gửi tiền” an toàn hơn công trái Mỹ, nhất là một khối lượng tiền lớn lên đến ngàn tỉ USD.
Từ khi Mỹ lâm vào khủng hoảng nợ, Trung quốc khuyên Mỹ nên “cai bệnh ghiền nợ”. Thế nhưng chính những số tiền khổng lồ do Bắc Kinh cho vay qua hình thức đầu tư vào cổ phiếu các công ty và trái phiếu chính phủ Mỹ đã khiến lãi suất USD xuống rất thấp.
Các ngân hàng Mỹ nhận được tiền với giá rẻ nên họ cho vay mua nhà bừa bãi với điều kiện dễ dãi thời kỳ trước năm 2007, đã gây ra cơn khủng hoảng địa ốc làm suy sụp nền tài chính Mỹ năm 2008, đến nay hậu quả vẫn chưa khắc phục hết. Đó chính là bệnh ghiền nợ của kinh tế Mỹ.
Đáng nói là trong suốt tháng 7 đầy sóng gió tại thủ đô Washington do trận chiến về ngân sách giữa Chính phủ và Quốc hội, các nhà đầu tư lại mua vào rất nhiều trái phiếu của Mỹ. Thực tế là còn cho Mỹ vay nhiều nhất trong năm vì dù sao thị trường này vẫn có lời cao hơn các thị trường tín dụng còn lại, và vẫn có mức an toàn nhất.
Lãi suất cho tháng 7 tại Mỹ còn cao gấp ba lãi suất của các thị trường trái phiếu khác trên thế giới khiến thị trường tín dụng Hoa Kỳ vẫn là nơi an toàn hơn cả và tuy có bị sụt từ hạng AAA xuống AA+ thì vẫn đứng hạng cao hơn Trung cộng và Nhật Bản được S&P đánh giá hạng AA.
Thực tế thì mọi khoản nợ của Hoa Kỳ đều là nợ bằng USD và khi cần thiết thì Ngân hàng Trung ương có thể in bạc ra cho ngân khố Mỹ.
Chính nạn bội chi vô trách nhiệm đã gây phản ứng trong dân Mỹ nên mới có vụ khủng hoảng vừa qua về ngân sách. Dân Mỹ đang muốn giới hạn lại việc tăng chi bừa bãi để tiến tới quân bình ngân sách.
Quyết định về tỷ lệ lãi suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán và không gây ra phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định của FED đã tập trung vào chuyện khác, đó là việc Chính phủ Mỹ in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế 600 tỉ USD. Nên nhớ rằng, Chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải chỉ để lấy tiền chi dùng cho các nhu cầu nội địa mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ thị trường Trung quốc.
Rõ ràng, chủ nợ Trung quốc và con nợ Mỹ đang “ghìm” nhau qua bài toán nợ nần.